Ho là chứng bệnh đường hô hấp thường gặp trong thời tiết giao mùa. Theo Y học cổ truyền, chứng ho là do phế âm hư hoặc tỳ dương vận chuyển kém sinh đờm nhiều gây ho. Do vậy, nguyên tắc trị ho tận gốc là phối hợp các thảo dược có tác dụng bổ phế, hóa đàm (Theo cuốn Y học cổ truyền – NXB Y học).
Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp trị ho hóa đàm rất hiệu quả, trong đó có sử dụng các loài hoa làm chủ dược, Y học cổ truyền gọi là “Chỉ khái hoa liệu pháp”. Ưu điểm của phương pháp này là rất an toàn, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Sau đây là một số bài thuốc trị ho bằng hoa đã được sử dụng nhiều trong dân gian.
Bài 1: Trị ho bằng hoa bách hợp
Hoa bách hợp còn gọi là hoa loa kèn. Theo Đông y, hoa bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, có công năng dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc, nhuận trạng, lợi đại tiểu tiện… Thường dùng làm thuốc bổ, chữa ho, ho khan hoặc ho có đờm quánh, viêm phế quản, thần kinh suy nhược, mất ngủ…
Nguyên liệu: Hoa bách hợp 30g, Mật ong 50g.
Cách làm: Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 7 ngày.
Bài 2: Trị ho bằng hoa mai và khoản đông hoa
Hoa mai có nhiều tinh dầu như cineole, borneol, terpineol, indol… có tác dụng ức chế tốt các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, giúp long đờm. Thường người ta phơi khô hoa mai, hãm với nước nóng, uống thay trà để giữ ấm đường hô hấp trong mùa đông, giảm ho, trừ ho do phế nhiệt, ho dai dẳng lâu ngày.
Hoa khoản đông có tên khoa học rất ý nghĩa là Tussilago, tức là “đuổi ho đi”. Theo Đông y loài hoa này có tác dụng từ gốc “phế” để trị ho. Cụ thể giúp nhuận phổi, bổ phế, nâng cao đề kháng của hệ hô hấp, từ đó mà giảm ho tiêu đờm, đặc biệt tốt trong trường hợp viêm phế quản viêm phổi.
Nguyên liệu: Hoa mai khô 10g, Khoản đông hoa 10g, Gạo tẻ 60g, mật ong lượng vừa đủ.
Cách làm: Đem gạo nấu thành cháo rồi cho hoa mai và khoản đông hoa đã tán thành bột vào đun thêm 5 phút nữa, tiếp đó hoà thêm mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 3: Trị ho bằng kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh, tác dụng trên rất nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Kim ngân hoa trị cúm là một trong những bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến vì nó giúp thanh nhiệt giải độc sát khuẩn. Ngoài ra Kim ngân hoa cũng rất hữu hiệu để trị sốt cao, chân tay co giật ở trẻ nhỏ.
Cách làm: Sắc 30g Kim ngân hoa với 500ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài 4: Trị ho bằng hoa cúc
Theo các nghiên cứu, hoa cúc có tác dụng trên gần 200 loại virus gây cúm, giúp giảm ho, giảm nhức đầu và nghẹt mũi. Không chỉ có ở các nước phương Đông mà cả ở phương Tây hoa cúc đã được sử dụng từ rất lâu. Theo Bách Khoa toàn thư về thảo dược ở nước Anh, hoa cúc có tác dụng giải độc tốt nhất cho hệ thống hô hấp. Các nhà khoa học tìm thấy một số chất trong hoa cúc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tương tự như hoạt chất trị ho tây y.
Cách làm: Hoa cúc khô hãm trong nước sôi, thi thoảng người ta cũng dùng hoa cúc tươi được chế biến sạch để ngâm nước sôi và dùng ngay để thư giãn.
Các bài thuốc trị ho bằng hoa trong dân gian luôn đạt hiệu quả cao trong điều trị, tuy nhiên nhược điểm của các bài thuốc này là dùng phương pháp sắc sẽ làm giảm đi tác dụng của tinh dầu có trong cánh hoa do quá trình chế biến dưới nhiệt độ cao. Khắc phục nhược điểm đó, hiện nay các nhà bào chế đã sử dụng phương pháp chiết xuất chân không trong việc sản xuất siro ho An Khái Hoa. Khi sử dụng phương pháp này, những hoạt chất quý trong cánh hoa đều được giữ lại nguyên vẹn, đảm bảo phát huy tác dụng tốt nhất.
Theo Chấn Mộc Viên
————————————————————————–
Các bệnh nhân có nhu cầu điều trị có thể liên hệ:
Phòng khám Chẩn trị Y học Cổ truyền Chấn Mộc Viên
Địa chỉ: Khu 4, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 0386.900.900
Website: www.thuocnam.me