Sinh con đã vất vả nhưng chăm con còn “khổ cực trăm bề”. Thế nhưng nếu biết áp dụng một số mẹo dân gian hay trị bệnh vặt cho trẻ dưới đây sẽ giúp các bà mẹ nhàn hơn trong quá trình chăm con.
Mong muốn lớn nhất của mỗi cha mẹ là được nhìn thấy con khỏe mạnh mỗi ngày. Thế nhưng, phụ huynh thường phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắng trong quá trình chăm con, nhất là các bé sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi rất hay bệnh vặt. Cơ thể non nớt và hệ miễn dịch yếu kém là nguyên nhân khiến trẻ trong độ tuổi này dễ mắc bệnh nhất. Tuy nhiên, kho mẹo dân gian trị bệnh vặt cho trẻ dưới đây sẽ giúp các bà mẹ giải quyết nỗi lo bệnh vặt của con.
Chữa đầy hơi trẻ nhỏ: Massage bụng
Các bé thường rất dễ đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn.
Điều này khiến trẻ khó chịu, dễ quấy khóc. Để giúp con, mẹ nên nhẹ nhàng massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài trong 5 – 10 phút. Làm đúng kỹ thuật sẽ giúp trẻ đẩy bớt hơi ra ngoài và dễ chịu hơn.
Chữa tưa lưỡi trẻ nhỏ: Nước muối sinh lý và rau ngót
Khi lưỡi trẻ bị tưa, mẹ dùng ngón tay út quấn miếng gạt rơ lưỡi, thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ khoang miệng cho bé theo hướng từ trong ra ngoài. Mẹ nhớ phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thực hiện để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Ngoài nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng rau ngót rửa sạch, giã nát, thấm gạt để làm sạch lưỡi cho bé. Mẹ nên áp dụng một trong hai cách này vào buổi sáng và tối trước khi con ngủ. Mỗi ngày 2 – 3 lần.
Trẻ bị bỏng trẻ nhỏ: Nước lạnh + nha đam
Ngay khi con bị bỏng nước sôi, mẹ cần lập tức ngâm phần da bị bỏng trong nước lạnh để giúp con làm dịu vết bỏng. Một số cách như thoa nước mắm, thoa kem đánh răng tuyệt đối không nên áp dụng vì có thể làm vết bỏng dễ bị nhiễm trùng. Sau khi ngâm nước lạnh, tùy mức độ, mẹ nên đứa bé đến viện.
Nếu bỏng nhẹ, mẹ có thể phối hợp dùng nha đam. Nha đam đã được chứng minh có hiệu quả trong việc điều trị bỏng nhờ đặc tính chống viêm, tăng tuần hoàn và kháng khuẩn. Do đó, nó ngăn ngừa hữu hiệu vi khuẩn lan nhanh trên vết bỏng và giúp nó nhanh liền da hơn.
Trị hóc xương cá trẻ nhỏ: Kẹo C
Trường hợp trẻ bị hóc xương nhẹ, mẹ có thể dùng tỏi hoặc tiêu đưa lại gần lỗ mũi của con. Tuy mẹo đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Khi ngửi thấy mùi này, bé sẽ bị hắt hơi và khạc xương ra dễ dàng. Ngoài cách này ra, nhiều bà mẹ ngày nay cũng rất tin tưởng cách trị hóc xương bằng kẹo C. Vitamin C thực sự có tác dụng làm mềm mục xương cá nhanh nên nó sẽ trôi luôn xuống họng và trẻ sẽ hết bị xương mắc cổ. Tuy nhiên nếu nặng, mẹ cần đưa con đến viện để kịp thời lấy phần xương ra.
Trị hóc dị vật trẻ nhỏ: Sơ cứu ngay khi còn có thể
Khi con bị hóc dị vật, mẹ phải đặt bé nằm sấp trên đùi mình sao cho phần đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Sau đó, mẹ khum bàn tay lại để vỗ vào phần giữa xương bả vai ( 7 – 10 cái) để con được con nôn dị vật ra ngoài.
Giảm đau khi mọc răng trẻ nhỏ: Thìa inox
Thông thường, sau khi những chiếc răng được nhú lên, bé sẽ có cảm giác đau.
Bé thường hay khó chịu, dễ quấy khóc. Để giúp bé giảm đau, mẹ lấy 1 thìa inox cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 phút. Sau đó, lấy chiếc thìa này đặt lên vị trí răng đau của bé. Bởi vì cảm giác lành sẽ xoa dịu cơn đau của bé.
Trị ho trẻ nhỏ: Quả tắc (quất xanh)
Trị ho cho bé bằng quả tắc là một trong những mẹo dân gian rất hữu hiệu và an toàn từ trước đến nay. Khi bé bị ho, mẹ lấy 2 – 3 quả tắc đem rửa thật sạch và cắt đôi ( để cả vỏ và hạt). Sau đó, mẹ trộn tắc với một ít đường phèn (có thể thay thế bằng mật ong) đem hấp cách thủy. Sau khi hấp xong, mẹ dằm phần tắc ra ( bỏ hạt). Lọc lấy phần nước để nguội cho con uống.
Trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ: Khăn ấm
Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị nghẹt mũi nhất là khi thời tiết giao mùa. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng. Khi trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi, mẹ lấy khăn thấm nước đế đặt lên 2 tai của bé trong khoảng 5 – 10 phút. Lý do là vì 2 tai này có dây thần kinh điều tiết ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao, các huyết quản sẽ giãn và giúp mũi bé được thông trở lại.
Chữa chàm sữa trẻ nhỏ: Tinh dầu dừa
Trẻ bị chàm sữa với biểu hiện là vùng da bị ứng đỏ, nổi mẫn, ngứa rát làm các bé cảm thấy rất khó chịu.
Để giúp các bé cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể dùng một ít tinh dầu dừa đổ ra lòng bàn tay, xoa đều lòng bàn tay, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm sữa.
Trị tiêu chảy trẻ nhỏ: Cà rốt/ gạo rang
Để trị chứng tiêu chảy cho bé, mẹ có thể cho bé uống nước cà rốt nấu hoặc rang gạo để nấu lấy nước cho trẻ. Cả 2 bài thuốc đều có tác dụng cầm tiêu chảy cho bé rất hiệu quả. Hơn nữa, 2 bài thuốc này còn giúp bù nước cho bé.
Trị tật đái dầm trẻ nhỏ: Rau ngót
Rau ngót được biết đến là bài thuốc dân gian trị tật đái dầm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Mẹ lấy rau ngót rửa sạch, giã nát. Sau đó, mẹ cho vào nồi cùng ít nước để đun sôi. Nấu xong, mẹ lọc lấy phần nước để nguội cho con uống 2 lần/ ngày. Hơn nữa, trước khi đi ngủ mẹ cũng nhớ lưu ý đừng cho con uống nước hoặc bú sữa trước khi ngủ 1 tiếng.
Trị mắt đổ ghèn trẻ nhỏ: nước muối sinh lý + massage
Để thông tuyến lệ cho bé, ngoài việc dùng nước muối sinh lý, mẹ nên massage nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt đến phía mũi. Mẹ nên thực hiện khoảng 5 – 10 lần/ ngày và 5 – 10 phút cho một lần massage.
Chữa chứng khóc đêm trẻ nhỏ: Hạt bìm bìm
Trẻ sơ sinh rất hay khóc đêm, điều này làm nhiều mẹ lo lắng, thậm chí các mẹ cũng chẳng có được một giấc ngủ trọn vẹn.
Khi con khóc đêm, mẹ dùng hạt bìm bìm đem tan nhuyễn và trộn với nước. Lấy hỗn hợp này thoa vào rốn trẻ. Tuy nhiên cách làm này tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh chưa khô và rụng rốn.
Phòng sốt khi mọc răng trẻ nhỏ: lá hẹ
Lá hẹ đem rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó giã nhuyễn lấy nước cho vào chén. Mẹ dùng cuốn gạc vào đầu ngón ta để thấm một ít nước lá hẹ để thoa lên vùng nướu của con vài lần. Mẹ cần lưu ý là tay phải rửa thật sạch và thực hiện sau khi con bú 30 phút.
Trị thâm do muối đốt trẻ nhỏ: mật ong
Để làm dịu vết thâm, mẹ nên dùng một ít mật ong để thoai lên vùng dạ bị muỗi đốt. Bởi vì mật ong lành tính và có tác dụng kháng khuẩn.
Trị nấc trẻ nhỏ: đường ăn
Cho một ít đường vào lưỡi để con ngậm trong khoảng vài phút. Theo Đông y, vị ngọt của đường có tác dụng giúp cơ hoành trở lại tráng thái bình thường. Do vậy, bé sẽ hết nấc sau khi ngậm kẹo.
Chữa hăm trẻ nhỏ: lá khế
Mẹ dùng lá khế nấu để lấy nước tắm cho con. Không chỉ trị hăm cho trẻ sơ sinh mà bài thuốc này còn giúp chữa chứng rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng.
Con chậm ị trẻ nhỏ
So với trẻ bú sữa ngoài thì các bé bú sữa mẹ thường có xu hướng chậm đi ngoài hơn 1 – 2 ngày. Để chữa cho bé, mẹ cần phải cải thiện chất lượng sữa của minh. Mẹ bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn.
Trị rôm sảy trẻ nhỏ: lô hội/ dưa chuột
Dưa chuột và cây lô hội đều có tác dụng chữa trị rôm sảy cho bé. Lô hộ có tính kháng viêm, dịu mát. Mẹ lấy lô hội gọt sạch vỏ, đem cắt nhỏ phần thịt để xoa lên vùng da bị rôm sảy sẽ giúp các vết ban nhanh lặn. Với dưa leo, mẹ xay nhuyễn hoặc thái lát để đắp lên vùng da bị đỏ. Dưa leo rất giàu nước và các vitamin giúp cung cấp nước cho các tế bào da, làm mềm da.
Trên đây là kho mẹo dân gian trị bệnh vặt cho trẻvừa đảm bảo tính an toàn lại hiệu quả. Hy vọng với một số cách này sẽ giúp các mẹ nhàn hơn trong quá trình chăm con và bảo vệ các bé thật khỏe mạnh nhé!