Một số chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh có rất nhiều như phải ngồi làm việc nhiều trong điều hòa, vận động ít, ăn uống thiếu lành mạnh, bia rượu, thuốc lá… dẫn đến thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Cần nhận biết một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống để có thể điều trị bệnh hiệu quả.

chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm và cách chữa thoát vị đĩa đệm

Theo thống kê cho thấy, thoát vị đĩa đệm phụ thuộc các yếu tố như: nam giới bị nhiều hơn nữ. Thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi. Dưới 18 và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống; đặc biệt sự thoái hoá đĩa đệm. Nói chung theo thời gian đĩa đệm sẽ thoái hoá nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hoá nhanh hơn. Do đó có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng.

Những triệu chứng của bệnh có thể bao gồm: đau âm ỉ hoặc đau chói, co thắt cơ hoặc vọp bẻ, yếu ớt, ngứa ran hoặc đau quy chiếu.

Đau quy chiếu có nghĩa là cơn đau xuất hiện ở khu vực khác của cơ thể mà nguyên nhân lại là do đĩa đệm. Chẳng hạn như nếu bạn bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm ở vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng), bạn có thể sẽ bị đau quy chiếu ở chân.

Hiện tượng này còn được gọi là đau thần kinh tọa – một cơn đau nhói xuất phát từ mông đến cẳng chân, đôi khi có thể lan đến cả bàn chân. Thông thường thì chỉ bị ở một chân.

Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống cổ, bạn có thể đau quy chiếu ở cẳng tay và lan đến bàn tay. Đau cẳng tay và cẳng chân do thoát vị đĩa đệm còn được gọi là bệnh rễ thần kinh.

Có thể gây tiêu tiểu mất tự chủ nhưng rất hiếm gặp. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn nên đi khám bệnh ngay lập tức.

chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm và cách chữa thoát vị đĩa đệm

Những câu hỏi thông thường để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm:

• Cơn đau bắt đầu khi nào? Và ở đâu (cổ, ngực, giữa lưng hoặc thắt lưng)?

Những công việc/hoạt động gần đây của bạn?

Bạn đã làm gì đã đối phó với cơn đau rồi?

Có lan đến những phần khác của cơ thể hay không?

Có yếu tố nào giúp giảm đi hoặc làm cơn đau tăng lên hay không?

Bác sĩ sẽ khám bệnh, quan sát tư thế, phạm vi chuyển động, và tình trạng cơ thể ở cả trạng thái đứng và nằm. Những chuyển động gây đau sẽ được ghi nhận lại. Nghiệm pháp Laségue*, còn được gọi là nghiệm pháp nâng chân thẳng, có thể sẽ được thực hiện. Bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống, sau đó nhấc chân lên bằng cách co khớp hông mà đầu gối vẫn giữ thẳng. Nếu động tác này gây đau hoặc làm cho cơn đau nặng hơn có thể là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm.

chẩn đoán Thoát vị đĩa đệm và cách chữa thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Arseni (1974) phân loại thoát vị đĩa đệm theo 4 giai đoạn tiến triển như sau:

– Giai đoạn 1 (giai đoạn đầu của thoái hóa đĩa đệm):

Nhân nhầy biến dạng bắt đầu xuất hiện vài chỗ đứt rách nhỏ ở phía sau của vòng sợi và nhân nhầy ấn lõm vào chỗ khuyết này. Hình ảnh này chỉ thấy trên phim chụp đĩa đệm và MRI (chụp cộng hưởng từ).

– Giai đoạn 2 (lồi đĩa đệm):

Nhân nhầy bị lồi vào phía vòng sợi bị suy yếu, đĩa đệm phình ra, nhất là phía sau. Vòng sợi có nhiều chỗ rạn, rách rõ rệt nhưng chưa xâm phạm hết chiều dày của vòng sợi. Bắt đầu xuất hiện giảm chiều cao khoang gian đốt sống, hình thành thoát vị đĩa đệm, ở giai đoạn này đã có dấu hiệu tổn thương khá phong phú. Biểu hiện lâm sàng bằng đau lưng cục bộ, đôi khi có kích thích rễ thần kinh.

– Giai đoạn 3 (thoát vị đĩa đệm thực thụ):

Đứt rách hoàn toàn các lớp của vòng sợi, tổ chức nhân nhầy cùng với các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang
gian đốt, hình thành một khối thoát vị đĩa đệm.

Giai đoạn này chụp đĩa đệm và MRI cho thấy thoát vị nhân nhầy đã gây đứt dây chằng dọc sau.

Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh xuất hiện chia làm 3 mức độ:

Kích thích rễ

Chèn ép rễ (còn một phần dẫn truyền thần kinh)

Mất dẫn truyền thần kinh.

– Giai đoạn 4 (hư đĩa đệm khớp đốt sống): Nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị vỡ, rạn, rách nhiều phía.

Giảm rõ chiều cao khoang gian đốt sống.Hư khớp đốt sống, giữa các mấu khớp mọc đai xương và ở bờ viền của thân đốt sống.

Về lâm sàng thường là đau thắt lưng mạn tính hay tái phát.

Có thể có hội chứng rễ nặng do chèn ép rễ trong lỗ ghép đã bị hẹp bởi các biến đổi thứ phát của cấu trúc xương.

Cần phát hiện sớm các triệu chứng để giúp người bệnh có thể nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau của bệnh.

Chú thích: Nghiệm pháp Lasègue: người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, bàn tay thầy thuốc đỡ gót chân người bệnh rồi từ từ nâng chân lên khỏi mặt giường. Bình thường có thể nâng lên một góc 70-90 độ so với mặt giường. Nếu đau dây thần kinh hông, chỉ nâng lên một góc nào đó (thí dụ 150, 300, 400…) người bệnh sẽ thấy đau từ mông xuống đùi và phải gấp đầu gối lại. Lasègue dương tính khi mức độ nâng <=70 độ. Mức nâng càng nhỏ mức độ càng nặng. Đây là dấu hiệu rất quan trọng gần như lúc nào cũng có và còn dùng để theo dõi diễn tiến điều trị.

Lương Y – YHCT: Ma Chí Thanh

Xem thêm Video

 

điện thoại chấn mộc viên

Posted on by