Rau má là loại cây không còn lạ gì đối với tất cả mọi người và mọi người hay dùng để ăn sống hoặc say sinh tố uống rất mát và tốt, nhưng chưa thể khám phá hết tính chất tuyệt vời từ cây ra má.
Theo Đông y thì rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa nóng ruột, đau bụng dưới, chán ăn,….
Cây rau má còn gọi là tinh huyết thảo, là loại cỏ mọc bò, có rễ ở các đốt thân. Lá rau má có hình mắt chim, khía tai bèo, cuống lá dài từ 2-4 cm nối dài từ thân. Rau má mọc phổ biến ở hầu hết các vùng trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt ở bờ ruộng hoặc những vách đất có độ ẩm cao. Từ xa xưa, loài cây này đã được người dân sử dụng để làm rau xanh dùng trong các bữa ăn hoặc giã lấy nước uống giải nhiệt.
Về dược lý, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa nóng ruột, đau bụng dưới, chán ăn, sưng tấy, mụn nhọt, lở ngứa, cảm sốt.
Đặc biệt, rau má là vị thuốc công hiệu sử dụng để bổ trợ, điều trị các chứng bệnh nguy hiểm như viêm gan truyền nhiễm, ung thư dạ dày.
Để chữa viêm gan truyền nhiễm, dùng 20 g rau má, 20 g chó đẻ răng cưa, 16 g nhân trần, 16 g hạt dành dành, 16 g cam thảo nam, 20 g sâm nam. Cho các vị thuốc trên vào siêu đất sắc thành nước uống, mỗi ngày uống đủ một thang, dùng trong thời gian dài sẽ có hiệu quả.
Để chữa ung thư dạ dày, lấy 30 g rau má, 30 g bán biên liên, 30 g bán chi, 2 g ngọc tán hoa căn, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống hết một thang. Ngoài ra, rau má còn là vị thuốc điều trị nhiều chứng bệnh khác như: Sốt xuất huyết, sỏi tiết niệu, ung thư da, ung thư mũi, họng… Tuy nhiên, cần lưu ý, rau má có tính lạnh nên người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc tiêu chảy khi dùng rau má cần kèm với vài lát gừng sống.
Theo Thuốc nam Lâm Viên