bài thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tọa

Điều trị đau thần kinh tọa theo y học cổ truyền

Đau dây Thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng Thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây Thần kinh tọa và các nhánh của nó; nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.

Đau dây Thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng. Năm 1928, một nguyên nhân mới được phát hiện đã làm thay đổi hẳn khái niệm về nguyên nhân gây bệnh, đó là thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

bài thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tọa

Dây Thần kinh tọa – Đường đi và phân nhánh

Dịch tễ học đau thần kinh tọa

− Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 – 60.
− Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần.
− Đau Thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm (chiếm 60 – 90% theo nhiều tác giả, 75% theo Castaigne.P).

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau Thần kinh tọa theo y học hiện đại

Có nhiều nguyên nhân đau dây Thần kinh tọa. Để dễ vận dụng trong thực hành người ta sắp xếp:

− Thoát vị đĩa đệm: Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại nguyên nhân khác.
− Các bất thường cột sống thắt lưng cùng (mắc phải hoặc bẩm sinh):

+ Mắc phải: Viêm nhiễm tại chỗ (do bị lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tiểu đường..); thoái hóa cột sống (ở người cao tuổi); ung thư di căn vào cột sống (K tiền liệt tuyến, K vú, u vùng chậu nhỏ, u buồng trứng…)

+ Bẩm sinh: Nhiều tác giả cho rằng trước khi chẩn đoán nguyên nhân đau dây Thần kinh tọa do các dị tật bẩm sinh, cần phải loại trừ thoát vị đĩa đệm và chỉ xem các dị tật chỉ là yếu tố thuận lợi.

− Các nguyên nhân trong ống sống: u tủy và màng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.
− Một số nguyên nhân hiếm: khó chẩn đoán, thường chỉ xác định được sau phẫu thuật như giãn tĩnh mạch quanh rễ, giãn tĩnh mạch màng cứng, phì đại dây chằng vàng, rễ Thần kinh thắt lưng

V (L5) hoặc cùng I (S1) to hơn bình thường.

bài thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tọa

Thiết đồ cắt dọc ống sống cho thấy sự liên quan của đĩa đệm ở lỗ liên hợp(3) với dây chằng (1)và dây chằng dọc sau(2)

Đau Thần kinh tọa theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, hội chứng đau dây Thần kinh tọa đã được mô tả trong những bệnh danh tọa điến phong, tọa cốt phong. Phong trong hội chứng bệnh lý này nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.

Một cách tổng quát, do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh là đau nên hội chứng đau dây Thần kinh tọa có thể được tìm hiểu thêm trong phạm trù của chứng tý hoặc thống (tùy theo nguyên nhân gây bệnh).

Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa:

− Ngoại nhân: Thường là phong hàn, phong nhiệt, hoặc thấp nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh bàng quang và đởm.
− Bất nội ngoại nhân: Những chấn thương (vi chấn thương) ở cột sống (đĩa đệm) làm huyết ứ lại ở 2 kinh trên.

Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của 2 kinh (bàng quang và đởm) bị cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên đau (không thông thì đau). Tùy theo bản chất của nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện của đau sẽ khác nhau.

Nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của can và thận.

bài thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tọa

Sơ đồ nguyên nhân và cơ chế bệnh đau Thần kinh tọa

Triệu chứng học và chẩn đoán đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa theo y học hiện đại

  • Triệu chứng lâm sàng đau thần kinh tọa
  • Triệu chứng chủ quan

Đau lưng lan dọc xuống chi dưới 1 hay 2 bên, đau âm ỉ hoặc dữ dội Đau lan theo 2 kiểu:

− Từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân tới lưng bàn chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5)
− Hoặc từ thắt lưng xuống mông, xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân tới gót lòng bàn chân, tận cùng ở ngón út (rễ S1)

Có thể kèm theo dị cảm (tê, nóng, đau như dao đâm, cảm giác kiến bò bên chi đau)

bài thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tọa

Khu vực cảm giác của rễ L5 và S1

  • Khám và quan sát bệnh nhân

− Quan sát bệnh nhân khi đi hoặc đứng: Nửa Mặt trước Mặt sau người bên lành hạ thấp (vẹo người về bên và lành). Khi đứng chân bên đau hơi co lên, tay chống vào mạn sườn hoặc đầu gối bên đau.

Quan sát khi bệnh nhân nằm: xem cơ tứ đầu đùi, cơ bắp chân có teo không.

− Làm những nghiệm pháp căng dây Thần kinh tọa:

+ Nghiệm pháp Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, nâng gót chân bệnh nhân lên cao khỏi giường. Chân bình thường nâng cao được tới 900, khi chân đau chỉ lên tới 300 – 600 là bệnh nhân than đau lan tới thắt lưng. Đây là dấu hiệu rất quan trọng, gần như lúc nào cũng có; còn dùng để theo dõi diễn tiến điều trị.

+ Nghiệm pháp Bonnet: bệnh nhân nằm ngửa, gập gối về phía bụng và xoay khớp háng vào trong, nếu đau: Bonnet (+).

+ Nghiệm pháp Néri: bệnh nhân đứng thẳng, giữ thẳng 2 gối, từ từ gập người để cố chạm 2 tay xuống đất. Nếu bệnh nhân than đau và không thể thực hiện động tác này (gập gối bên đau), Néri (+).

− Nghiệm pháp làm tăng áp lực dịch não tủy:

+ Nghiệm pháp Naffziger: đè vào tĩnh mạch cổ 2 bên, nếu bệnh nhân kêu đau từ cột sống lan xuống chân, nghiệm pháp (+). Có thể phối hợp với việc bảo bệnh nhân ho.

− Nghiệm pháp gây đau bằng cách ấn vào lộ trình của dây Thần kinh tọa:

+ Dấu nhấn chuông: ấn vào ngang gai sống L4-L5 hoặc L5-S1 sẽ gây đau lan dọc theo lộ trình dây Thần kinh tọa tương ứng.

+ Thống điểm Valleix: ấn vào những điểm trên lộ trình dây Thần kinh tọa (nhất là vùng dây Thần kinh tọa đi gần xương) sẽ gây đau theo rễ.

− Khám dấu cảm giác: có thể giảm cảm giác ở vùng cơ thể tương ứng với rễ Thần kinh bị tổn thương.

− Khám dấu vận động:

+ Bệnh nhân đứng, nếp mông bên bệnh sệ thấp hơn bên đối diện.

+ Cơ bắp chân nhão.

+ ấn mạnh vào gân gót ghi nhận bên bệnh lõm nhiều hơn bên lành.

+ Yếu cơ (tùy theo rễ bị tổn thương): nếu tổn thương L5 sẽ xuất hiện yếu các nhóm cơ cẳng chân trước, duỗi các ngón. Bệnh nhân không đứng bằng gót được và có dấu bàn chân rơi. Nếu tổn thương S1, xuất hiện yếu các nhóm cơ ở mặt sau cẳng chân. Bệnh nhân không đứng bằng ngón chân được.

Mất hoặc giảm phản xạ gân cơ (tương ứng với rễ bị tổn thương).

Dấu hiệu tại cột sống: co cơ phản ứng, cột sống mất đường cong sinh lý, có thể có vẹo cột sống tư thế.

  • Triệu chứng cận lâm sàng đau thần kinh tọa

Xét nghiệm máu (hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng) và chọc dò dịch não tủy trong trường hợp đau Thần kinh tọa không điển hình mà có nghi ngờ đến khối u trong ống sống … − Chụp X quang cột sống quy ước:

+ Nếu có hình ảnh bản lề thắt lưng – cùng bình thường, cũng không cho phép loại trừ thoát vị đĩa đệm.

+ Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm: xẹp đĩa đệm biểu hiện chiều cao của khe gian đốt hẹp hơn so với khe gian đốt trên và dưới.

+ Dấu hiệu có giá trị lớn: hình kẹp hoặc hở một bên đĩa đệm. Trên phim thẳng, hở một bên có giá trị hơn hẹp một bên. Nếu trên phim chụp nghiêng, hình ảnh hở một bên đĩa đệm vẫn không mất đi thì rất có giá trị.

− Chụp X quang có cản quang: được chỉ định chủ yếu trong trường hợp nghi ngờ đau dây Thần kinh tọa có khối u gây chèn ép và gồm:

+ Chụp tủy bơm hơi (sacco-radiculographie gazeuse): với kỹ thuật này, các chứng hẹp ống sống, các thoát vị đĩa đệm giữa và kề giữa thấy rất rõ trên phim, nhưng các thoát vị đĩa đệm bên không phát hiện được.

+ Chụp bao rễ Thần kinh (radiculographie classique): các thoát vị đĩa đệm giữa và kề giữa (médianes et paramédianes) thấy rất rõ trên phim.

+ Chụp đĩa đệm (discographie): trên phim chụp thẳng, nghiêng có thể thấy đĩa đệm bị thoái hóa, nhưng chỉ có đĩa đệm nào gây đau nhiều khi bơm thuốc cản quang mới đúng là đĩa đệm cần phẫu thuật.

− Các phương pháp thăm dò khác:

+ Điện cơ đồ: ghi điện cơ và đo thời trị dây Thần kinh cho phép chẩn đoán vị trí của thoát vị đĩa đệm.

+ Chụp điện toán cắt lớp (CT.Scan): là phương tiện hiện đại nhất được vận dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.

ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Y học cổ truyền chia đau Thần kinh tọa làm 2 thể lâm sàng chủ yếu
  • Thể cấp (thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ)
  • Đặc điểm lâm sàng:

− Đau:
+ Đau lưng sau xuống chân dọc theo dây Thần kinh toạ.
+ Đau dữ dội, đau tăng khi ho, khi hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột.
+ Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng.
+ Giảm đau với chườm nóng.
+ Rêu lưỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn).
+ Lưỡi có thể có điểm ứ huyết (nếu do khí huyết ứ trệ).

− Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5) hoặc ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1).

− Khám lâm sàng:

+ Triệu chứng ở cột sống:

• Cơ lưng phản ứng co cứng.
• Cột sống mất đường cong sinh lý.

+ Triệu chứng đau rễ: dấu hiệu Lasègue (+); Bonnet (+); Néri N (+).
+ Để xác định chính xác rễ nào bị xâm phạm: cần khám phản xạ, cảm giác, vận động, dinh dưỡng theo bảng sau:

Rễ Phản xạ gân xương Cảm giác Vận động Teo cơ
L5 Phản xạ gân gót bình thường Giảm hoặc mất phía ngón cái Không đi được bằng gót chân Nhóm cơ căng chân trước ngoài, các cơ mu bàn chân, cơ cẳng chân, cơ gan bàn chân
S1 Phản xạ gân gót giảm Giảm hoặc mất phía ngón út Không đi được bằng mũi bàn chân Nhóm cơ căng chân trước ngoài, các cơ mu bàn chân, cơ cẳng chân, cơ gan bàn chân
  • Thể mạn (thể phong hàn thấp: can thận âm hư)

Đây là loại thường gặp trong đau dây Thần kinh tọa do các bất thường cột sống thắt lưng cũng như thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, các dị tật bẩm sinh.

Đặc điểm lâm sàng:

− Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng, chườm nóng hoặc nằm nghỉ dễ chịu: thường đau 2 bên hoặc nhiều rễ.
− Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mệt mỏi, mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.

Điều trị đau thần kinh tọa

Thể cấp (giai đoạn cấp và các đợt cấp của các thể mạn tính

Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ:

− Nằm yên trên gường cứng, kê một gối nhỏ dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại, tránh hoặc hạn chế mọi di chuyển.
− Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu:

+ Công thức huyệt: áp thống điểm (thường là các giáp tích L4-L5, L5S1), hoàn khiêu, ủy trung; kinh cốt, đại chung (nếu đau dọc rễ S1); khâu khư, lãi câu (nếu đau dọc rễ L5).
+ Kỹ thuật: kích thích kim mạnh, có thể sử dụng điện châm kết hợp với cứu nóng. Thời gian lưu kim cho 1 lần châm là 5 – 10 phút.
+ Có thể sử dụng nhĩ châm (đặc biệt quan trọng trong thời gian cấp tính, khi xoay trở của bệnh nhân thật sự khó khăn) với huyệt sử dụng gồm: cột sống thắt lưng (+++), dây Thần kinh (++); hông, mông, háng, gối, cổ chân (+).

− Những bài tập vận động trị liệu đau dây Thần kinh tọa. Chỉ bắt đầu khi đã thực giảm đau (xem hướng dẫn ở phần tiếp theo).
− Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu) gồm: lá lốt 12g, cà gai leo 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 12g, cỏ xước 10g, thổ phục linh 12g, sài đất 12g, hà thủ ô 16g, sinh địa 16g.

Thể mạn (thể phong hàn thấp)

− Tuy mức độ đau ít hơn, nhưng thường đáp ứng điều trị chậm. Giai đoạn này, cần chú trọng thêm xoa bóp và tập luyện. Cần chú trọng tập mạnh các cơ vùng thắt lưng, nhóm cơ mông và cơ tứ đầu đùi. Tuy nhiên, phải tập từ từ và theo sức của bệnh nhân. ở giai đoạn đầu, chỉ cho tập gồng cơ, dần dần tiến tới vận động chủ động, rồi chủ động có đề kháng. Ngoài ra, kéo nắn và kéo cột sống cũng có thể đem lại kết quả tốt.

− Công thức huyệt và kỹ thuật châm cứu: dùng công thức huyệt như trên gia thêm: thận du, thái khê, phi dương, tam âm giao.
Đối với những huyệt được gia thêm: kích thích kim nhẹ hoặc vừa, thời gian lưu kim cho 1 lần châm là 20 – 30 phút.

− Những bài tập vận động trị liệu đau dây Thần kinh hông:

+ Người bệnh nằm ngửa:

• Gồng cơ tứ đầu đùi.
• Tập cổ chân.
• Động tác ưỡn lưng.
• Động tác tam giác và tam giác biến thể (xem Dưỡng sinh: bài tập tư thế nằm).

+ Người bệnh nằm ngửa, háng và gối gập: tập gồng cơ bụng.
+ Người bệnh nằm sấp:

• Gồng cơ mông.
• Ngẩng đầu lên, xoay đầu.
• Nhấc từng chân lên, hạ xuống.
• Gập, duỗi gối từng bên và 2 bên cùng một lúc.
• Tay để sau gáy, nhấc đầu và vai lên.

+ Người bệnh quỳ (chống 2 tay và 2 gối):

• Đưa từng chân lên, hạ xuống.
• Động tác chào mặt trời (xem Dưỡng sinh: bài tập tư thế ngồi).

+ Người bệnh ngồi duỗi thẳng 2 chân, hai tay và thân mình vươn tới bàn chân, đầu ngón tay cố chạn vào đầu ngón chân.
Chú ý khi tập:

+ Bắt đầu từ động tác dễ, nhẹ (gồng cơ) tiến dần đến các động tác nặng, khó hơn.
+ Khi bắt đầu tập một động tác mới, người thầy thuốc phải có mặt để theo dõi, đánh giá, trợ giúp cho người bệnh, tránh tình trạng quá sức.

− Bài thuốc sử dụng:

+ Bài thuốc 1: Bài thuốc trị thấp khớp (GS. Bùi Chí Hiếu), gồm: lá lốt 12g, cà gai leo 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 12g, cỏ xước 10g, thổ phục linh 12g, sài đất 12g, hà thủ ô 16g, sinh địa 16g.
+ Bài thuốc 2: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm, gồm: độc hoạt 12g, phòng phong 8g, tang ký sinh 12g, tế tân 6g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 8g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, đại táo 12g.

Bài thuốc bao gồm những dược liệu có chứa tinh dầu, có tính nóng ấm, có tác dụng chống viêm, giảm đau; đồng thời có những vị thuốc nâng đỡ tổng trạng, bổ dưỡng.

 

  • Phòng bệnh

Đau dây Thần kinh tọa tuy có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là xung đột giữa đĩa đệm và rễ Thần kinh. Đây là điểm quan trọng cần chú ý để phòng ngừa.

− Trong lao động chân tay cần chú ý trong các động tác phải cúi để bốc vác một trọng lượng lớn, luôn cố gắng giữ cột sống thẳng khi bê vác.
− Tập thể dục để rèn luyện cơ lưng và tăng sự mềm mại của cột sống.
− Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống có giá trị tích cực phòng bệnh trong đau dây Thần kinh tọa.

——————————————————————————
CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẤM HUYỆT, TÁC ĐỘNG, NẮN CHỈNH CỘT SỐNG TẠI LÂM VIÊN

– Điều chỉnh âm dương

– Điều chỉnh chức năng kinh lạc và khí huyết tạng phủ

– Phục hồi chức năng vận động của cân cơ xuơng khớp

– Củng cố phục hồi và tăng cường các hoạt động sống của cơ thể

HUYỆT LÀ GÌ?

Huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài cơ thể. Nói cách khác, huyệt là nơi thần khí hoạt động vào – ra, nơi tập trung cơ năng hoạt động của
mỗi một tạng phủ, kinh lạc, nằm ở một vị trí cố định được phân bố khắp cơ thể con người.

Theo Đông y, huyệt cũng là cửa ngõ xâm lấn của các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài, khi sức đề kháng của cơ thể (chính khí) bị suy giảm thì các nguyên nhân bên ngoài (tà khí) dễ xâm lấn
vào cơ thể qua các cửa ngõ này để gây bệnh.

HUYỆT TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CƠ THỂ?

Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt có thể nằm trên kinh mạch, cũng có thể không. Một số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc
biệt như đau ốm, bệnh tật…

Huyệt còn là nơi tiếp nhận các kích thích khác nhau. Tác động lên huyệt với một lượng kích thích thích hợp có thể làm điều hòa được những rối loạn bệnh lý, tái lập lại hoạt động sinh lý bình
thường của cơ thể.

Việc kích thích tại những huyệt vị này (bằng bấm huyệt) có thể làm những vị trí khác hay bộ phận của một nội tạng nào đó có sự phản ứng nhằm đạt được kết quả điều trị mong muốn.

Vậy bấm huyệt có thể hiểu là phương pháp nhằm tăng cường khả năng lưu thông của khí qua huyệt, cân bằng giữa khí bên trong và bên ngoài.

——————————————————————————

Trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ được đội ngũ y bác sĩ tận tình chăm sóc và theo dõi kết quả, chỉ trong 1 liệu trình bạn có thể nhận thấy kết quả mang lại một cách đáng ngạc nhiên.

Lưu trú: Bệnh nhân ở xa có thể ở lại điều trị theo chỉ định của Bác sĩ và có chỗ ăn ở cho bệnh nhân.
– Bệnh nhân ở xa có thể gọi điện kể bệnh để nhà thuốc gửi thuốc về COD tận nhà (nhận thuốc trả tiền cho nhân viên bưu điện giao thuốc)

——————————————————————————

Các bệnh nhân có nhu cầu điều trị có thể liên hệ:
Địa chỉ: Khu 4, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 0386.900.900
Website: www.thuocnam.me

Posted on by